Kim quỹ chi minh Chiêu_Hiến_thái_hậu

Năm Kiến Long thứ 2 (961), mùa hạ, Thái hậu bệnh nặng sắp mất, đích thân Tống Thái Tổ hầu hạ thuốc thang cho bà. Khi bệnh nặng hơn, Thái hậu cho gọi các con lại để trăn trối.

Thái hậu hỏi: "Con có biết tại sao mình được làm Thiên tử không?", Tống Thái Tổ cho rằng là nhờ phước đức của tổ tiên. Bà đáp: "Không phải. Đó là do Hậu Chu Thế Tông đã đưa một đứa trẻ 7 tuổi lên ngôi. Nếu trao cho một người lớn tuổi hơn, liệu con có được làm vua hay không? Sau khi qua đời, con hãy truyền ngôi báu lại cho em con (tức Tống Thái Tông)". Tống Thái Tổ gật đầu mà nước mắt tuôn trào. Những lời nói của bà được ghi lại và niêm phong trong một cái hộp vàng[2].

Sự kiện này về sau được người đời gọi là [Kim quỹ chi minh; 金櫃之盟]. Sau này, năm 1940, các học giả Đặng Quảng MinhTrương Ấm Lân cho rằng "Kim quỹ chi minh" là hư cấu. Những năm gần đây các học giả như Thi Tú NgaVương Dục Tế tiến hành nghiên cứu về sự việc này và cho rằng đấy là do chính Tống Thái Tông đã ngụy tạo ra câu chuyện.

Sau khi qua đời, bà được đặt thuỵ là Minh Hiến Hoàng thái hậu (明憲皇太后), an táng vào Vĩnh An lăng (永安陵), thần chủ thăng vị lên Thái miếu. Năm Càn Đức thứ 2 (964), cải thuỵ là Chiêu Hiến Hoàng thái hậu (昭憲皇太后).